Một trong những bộ phận có vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả vận hành của xe máy và sự an toàn của người lái trong quá trình lưu thông, nồi xe máy. Các bạn thường thấy chiếc xe của mình sau một thời gian sử dụng thì bị giật lắc, đề-pa yếu hoặc khi chở nặng, khi lên dốc thì máy yếu đi. Đó có thể là do một trong các bộ phận bên trong của nồi xe máy bị hư hỏng do lâu ngày không được kiểm tra, sửa chữa.
Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nồi xe máy
Tìm hiểu chi tiết về nồi xe máy
Nồi xe máy còn có cái tên gọi khác là bộ ly hợp xe máy. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng đối với việc vận hành của chiếc xe.
Nồi xe máy là gì? Nó là bộ phận trung gian giữa hộp số và trục khuỷu. (Còn gọi là trục truyền lực động cơ nhờ kết cấu lực ma sát).
Cấu tạo của nồi xe máy
Bộ nồi xe máy có hai phần chính: nồi trước và nồi sau. Chúng được liên kết với nhau bằng dây curoa. Nồi trước được gắn vào trục chính (cốt máy) của xe. Nồi sau được gắn vào trục bánh sau có nhiệm vụ điều khiển hoạt động chuyển động của bánh sau.
Các bộ phận của nồi trước gồm:
- Má ngoài Puli
- Chén bi
- Bi nồi
- Trục quay
Các bộ phận của nồi sau gồm:
- Chuông nồi (nồi ly hợp)
- Bố ba càng (má ly hợp)
- Lò xo bố 3 càng
- Lò xo chuông sau
- Pullay sau
Cấu tạo của nồi xe máy
Công dụng của nồi xe máy
- Nhiệm vụ của nồi xe máy là truyền lực từ động cơ để giúp xe vận hành.
- Là nơi trung gian điều có chức năng điều khiển lực ở máy đến bánh sau nhờ lực ma sát. Lực ma sát được tạo ra nhờ bố ba càng gắn vào chuông ly hợp tiếp động (nồi trước). Hoặc lá bố ép sát vào ly hợp tải.
- Khi ly hợp tải (nồi sau) nhả/cắt, lực không truyền ra bánh sau. Khi lên ga, ly hợp sẽ tăng lực ma sát, truyền công lực ra bánh sau.
Nguyên lý hoạt động của nồi xe máy
Hoạt động của nồi xe máy (xe tay ga) giống như hoạt động của bộ Nhông Sên Dĩa trên xe số để xe có thể chuyển động. Tuy nhiên, cấu tạo nồi xe máy ở xe tay ga phức tạp hơn do đó nguyên lý hoạt động của nó cũng khác.
- Má Puli của nồi xe tay ga giống như đĩa xích ở xe số
- Dây curoa (đai truyền động) giống như bộ dây xích tải
Dây curoa đóng vai trò như sợi xích kết nối nồi trước và nồi sau
Lực từ trục khuỷu sẽ làm má Puli quay, sau đó thông qua dây curoa lực được truyền qua má Puli làm bộ ba càng dãn ra bắt dây chuông và làm chuông nồi quay. Sau đó, lực từ chuông nồi dẫn lực qua nhông truyền động của bánh sau, làm bánh xe quay.
Nguyên lý hoạt động: Khi xe không tăng ga (đang ở chế độ garanti), hệ thống trục quay chuyển động làm nồi tước và dây curoa cùng bố 3 càng chuyển động. Đến khi bố ba càng tác động lực ma sát vào chuông nồi, làm nó chuyển động.
Vị trí của một vài bộ phận quan trọng trên nồi xe máy
Dựa vào nguyên lý lực ly tâm xoay tròn, khi máy khởi động mạnh tạo ra lực ly tâm lớn tác dụng lên nồi trước khiến cho bi nồi trượt lên rãnh bi ép, làm căng dây curoa tác động lên bố ba càng sau, tạo lực và tăng lực ly tâm của bố ba càng ở nồi sau.
Lực ly tâm của bố ba càng lớn hơn lực lò xo của bố ba càng sẽ làm cho cánh bố ba càng bung ra, áp sát vào chuông nồi tạo lực ma sát làm cho chuông chuyển động, kéo theo sự chuyển động của bánh xe. Khi tăng ga, bi nồi trước bị kéo ra xa nhờ lực lực ly tâm, làm căng dây curoa, khi dây curoa càng căng sẽ làm bố ba càng quay càng nhanh, áp chặt chuông nồi sau làm cho bánh xe chạy nhanh hơn (xe tăng tốc).
Những lưu ý khi bảo dưỡng nồi xe máy và thời gian nên thay nồi xe máy
Cần vệ sinh nồi xe máy định kỳ
Các bộ phận cần chú ý khi vệ sinh nồi xe máy
Khi vệ sinh nồi trước gồm: chén bi (bộ 6 viên), khâu nồi và kẹp trượt
- Bi nồi: Cần thay mới nếu thấy bộ bi nồi mòn, hoặc bị móp méo. Vì bộ bi là bộ phận chủ đạo, hư hỏng sẽ khiến xe bị rung giật khi tăng ga. Cần thay bi nồi đúng với loại xe, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của xe. Bộ bi nồi thường có các loại như 14 gam, 15 gam, 16 và 18 gam.
- Kẹp trượt: Thay kẹp trượt mới nếu cái cũ bị hỏng, việc này sẽ giúp xe của bạn không bị kêu khi đề ba.
- Với những bộ phận còn lại cần vệ sinh sạch sẽ.
- Nếu các bi nồi và kẹp trượt không bị hư hỏng gì thì bạn chỉ cần vệ sinh sạch sẽ là được rồi nhé.
Khi vệ sinh và kiểm tra nồi sau: bố – đế – lò xo 3 càng và chuông nồi sau
- Bố 3 càng: Cần thay mới nếu phát hiện bố bị mòn nhiều, bị cháy. Như vậy sẽ giúp bố có thể bắt chuông nồi tốt hơn, xe vận hành tốt và ổn định hơn.
- Chuông nồi: Nếu thấy chuông bị trầy xước, bị cháy bạn nên thay chuông mới để ổn định quá trình hoạt động của nồi xe máy và giúp tránh tình trạng hao xăng.
- Lò xo 3 càng: Nếu lò xo dãn không đều, bị nhão bạn nên thay lò xo mới đề quá trình hoạt động của nồi xe khoẻ khoắn hơn, khi chở nặng hoặc lên dốc sẽ không bị đuối máy.
- Nếu chúng không bị hư hỏng gì thì bạn chỉ cần vệ sinh chúng sạch sẽ và bôi thêm mỡ bôi trơn để chúng có thể vận hành trơn tru hơn nhé. Lưu ý, với puli ở nồi sau, chốt bi cần chọn loại mỡ bò có nhiệt độ cao, chất lượng tốt. Không được sử dụng những loại mỡ bôi trơn thông thường ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của chúng.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên kiểm tra dây curoa xem nó có bị tưa, bị rạn nứt ở bụng không. Nếu có, hãy thay mới dây curoa để đảm bảo hiệu quả và công suất làm việc. Cũng như đảm bảo sự an toàn cho chính mình nhé.
Thời gian nên thay nồi xe máy
Nếu xe mới mua khi đã chạy được khoảng 7000 đến 8000 ki-lo-met thì nên kiểm tra nồi xe máy để xem có hư hỏng gì không, nếu có hãy thay mới và vệ sinh các chi tiết khác sạch sẽ. Nếu không, chỉ cần vệ sinh nồi xe sạch sẽ là được.
Với những xe đã đi được thời gian dài, cần kiểm tra nồi xe máy 2 tháng/lần để đảm bảo bộ nồi cũng như các chi tiết khác hoạt động ổn định, nếu có phát hiện gì hư hỏng thì kịp thời thay mới. Điều này không chỉ đảm bảo hiệu suất làm việc của bộ nồi xe máy mà còn đảm bảo an toàn cho chính mình trong quá trình lưu thông trên đường.
Bài viết là những chia sẻ cơ bản về nồi xe máy, một bộ phận có vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình vận hành của một chiếc xe. Mong rằng, những thông tin này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nồi xe máy để có những lựa chọn, phương pháp chăm sóc, bảo dưỡng tốt cho bộ nồi cũng như nâng cao tuổi thọ của xe.