Trang ChủTrang bị và Phụ tùngCách chọn mũ bảo hiểm xe máy chất lượng, an toàn

Cách chọn mũ bảo hiểm xe máy chất lượng, an toàn

Để tham gia giao thông thoải mái và an toàn. Bạn hãy lựa chọn mua mũ bảo hiểm xe máy có kích thước vừa vặn. Chất lượng tốt có khả năng bảo vệ hiệu quả khi có sự cố.

Mũ bảo hiểm, hay nón bảo hiểm, là trang bị bắt buộc cần có khi tham gia giao thông bằng xe máy tại Việt Nam. Vậy làm sao để có thể lựa chọn được mũ bảo hiểm xe máy chất lượng, an toàn?

Cùng OKXE Việt Nam tìm hiểu kỹ hơn về nón bảo hiểm xe máy qua bài viết dưới đây. Ngoài ra, bạn có thể cập nhật các thông tin hữu ích khác chuyên mục Đồng hành cùng tay lái Việt nhé.

Phân loại mũ bảo hiểm xe máy

Mũ bảo hiểm xe máy, xe mô tô được chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa vào kiểu dáng, chất liệu cũng như tính năng sử dụng. Dưới đây là một số loại nón bảo hiểm xe 2 bánh phổ biến trên thị trường.

Mũ bảo hiểm nửa đầu

Nón nửa đầu (half helmet) là kiểu mũ bảo hiểm được ưa chuộng nhất tại Việt Nam vì tính tiện dụng. Dễ đội và thoải mái, kích cỡ gọn nhẹ và giá thành dễ tiếp cận với số đông. Chủ yếu nón nửa đầu được sử dụng khi di chuyển hàng ngày ở đô thị hoặc khu vực

Từ vài chục nghìn là bạn đã có thể mua được một chiếc nón bảo hiểm 1/2 trôi nổi để sử dụng, trong khi đắt hơn có những mẫu nón 1/2 giá vài trăm nghìn đồng với thương hiệu uy tín và mẫu mã đẹp, bắt mắt.

Tuy nhiên, do thiết kế chỉ che phủ một nửa phần đầu của người đội nên tác dụng bảo vệ của mũ bảo hiểm nửa đầu thấp. Gương mặt và gáy của người dùng rất dễ bị tổn thương khi té ngã. Chưa kể đến các loại nón bảo hiểm thời trang không có lớp vật liệu chống va đập càng tăng nguy cơ chấn thương vùng đầu.

Mũ bảo hiểm 3/4 

So với mũ bảo hiểm 1/2, nón 3/4 có khả năng che chắn tốt hơn khi được thiết kế bao phủ quanh vùng đầu phía trên, gáy phía sau và 2 bên tai. Cùng với đó, hầu hết nón 3/4 được sản xuất với lớp vật liệu chống va đập dày dặn, giúp tăng khả năng bảo vệ khi có tai nạn xảy ra.

Đa số người dùng xe máy, xe mô tô thường chọn sử dụng nón bảo hiểm 3/4 cho các chuyến đi chơi ngắn ngày khi vừa có thể bảo vệ tốt, vừa thuận tiện để sử dụng. Ngoài ra, khi dùng nón bảo hiểm 3/4 cũng giúp giảm ảnh hưởng không tốt của khói bụi khi đi lại ở các đô thị đông đúc, thường xuyên kẹt xe.

Với các điểm nổi trội vừa kể, giá mũ bảo hiểm 3/4 cũng cao hơn đáng kể so với nón 1/2. Tùy theo nhãn hiệu, kiểu dáng và nơi sản xuất mà nón 3/4 loại tốt có giá thành từ khoảng 400.000-500.000 đồng, thậm chí lên đến vài triệu đồng cho các mẫu nón nhập khẩu mang thương hiệu châu Âu cao cấp.

Mũ bảo hiểm fullface

Đứng đầu về khả năng bảo vệ đầu cho người đội là nón bảo hiểm fullface (nón cả đầu). Đúng như tên gọi, nón fullface bao bọc toàn bộ vùng đầu, mặt, cằm và gáy. Để giảm thiểu thấp nhất tổn thương khi gặp tai nạn. Một số mẫu mũ bảo hiểm fullface được thiết kế có thể tháo hoặc lật phần cằm (nón lật hàm) để trở thành nón 3/4. 

Nón fullface không phù hợp để sử dụng ở đô thị do kiểu dáng kín, yêu cầu người đội cần di chuyển liên tục ở tốc độ cao để không bị bí bách. Bên cạnh đi đường trường bằng xe máy hay xe mô tô. Mũ bảo hiểm fullface còn được sử dụng trong khi tập luyện các bộ môn thể thao tốc độ. Mạo hiểm như đua xe, off-road hay gymkhana…

Đối với các nhãn hiệu uy tín, mức giá cho mũ bảo hiểm cả đầu có thể dao động từ khoảng 5 triệu đến hàng chục triệu đồng, tùy theo chất lượng, tính năng và cấu tạo. Trong khi đó, bạn có thể lựa chọn một số mẫu nón fullface 500.000 đến vài triệu đồng.

Lưu ý khi chọn mua mũ bảo hiểm xe máy

Việc chọn một chiếc mũ bảo hiểm xe máy phù hợp là rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho bản thân khi tham gia giao thông. Dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn chọn được chiếc nón bảo hiểm xe máy phù hợp.

Tiêu chuẩn an toàn

Bạn nên ưu tiên chọn nón bảo hiểm được chứng nhận an toàn như DOT, ECE, Snell, JIS, TCVN… để đảm bảo chất lượng và tính năng bảo vệ của sản phẩm.

Kích cỡ

Bạn nên chọn nón bảo hiểm có kích cỡ phù hợp với vùng để đảm bảo sự thoải mái và an toàn khi sử dụng. Kích cỡ nón bảo hiểm được đo bằng đo đường kính của đầu. Từ phía trên lông mày đến phía sau đầu và qua phía trên tai.

Kiểu dáng và tính năng

Bạn nên xác định rõ nhu cầu di chuyển để chọn kiểu dáng mũ bảo hiểm phù hợp. Ngoài loại nón nửa đầu, nón 3/4 hay nón fullface. Bạn có thể cân nhắc thêm những tính năng khác như có kính hay không kính, kiểu dây cài…

Kiểm tra và đội thử 

Trước khi mua nón bảo hiểm. Bạn nên kiểm tra và thử trực tiếp để đảm bảo vừa vặn và thoải mái khi sử dụng.

Ảnh: Tuannph.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan