Trang ChủBảo dưỡng xeCách kiểm tra động cơ xe điện hiệu quả và nhanh...

Cách kiểm tra động cơ xe điện hiệu quả và nhanh chóng ngay tại nhà

Động cơ là bộ phận chính quyết định khả năng vận hành của xe máy điện. Sau thời gian sử dụng, động cơ có thể bị hư hỏng nếu không được bảo dưỡng đúng cách. Việc kiểm tra động cơ xe điện định kỳ sẽ giúp xe vận hành ổn định và tránh các sự cố không mong muốn.

Ngoài bảo dưỡng tại trung tâm, người dùng có thể tự kiểm tra động cơ xe điện cơ bản tại nhà. Từ đó có thể phát hiện sớm hỏng hóc và ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây hướng dẫn chi tiết cách kiểm tra và xử lý hiệu quả.

Kiểm tra động cơ xe máy điện. Nguồn: Ảnh Internet
Kiểm tra động cơ xe máy điện. Nguồn: Ảnh Internet

Khi nào nên kiểm tra động cơ xe điện?

Dù có tuổi thọ cao, động cơ điện vẫn có thể bị ảnh hưởng trong quá trình sử dụng. Các yếu tố như bụi bẩn, nước mưa, va đập hoặc dây lỏng đều làm giảm hiệu suất hoạt động. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn nên kiểm tra động cơ xe điện:

1. Xe chạy yếu, tốc độ giảm dù pin còn đầy

Nếu xe còn nhiều pin nhưng chạy yếu, tốc độ chậm hơn bình thường hoặc không lên dốc nổi, có thể do:

  • Động cơ yếu do cuộn dây bên trong bị hỏng hoặc chập nhẹ, khiến lực kéo giảm đáng kể.
  • Dây dẫn điện bị lỏng hoặc oxy hóa, khiến điện năng từ pin không truyền đủ xuống động cơ.
  • Bộ điều khiển gặp trục trặc không cấp đủ dòng điện để động cơ hoạt động tối đa công suất.

Tình trạng này không chỉ làm xe vận hành kém hiệu quả, mà còn khiến pin tiêu hao nhanh hơn. Từ đó, gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác nếu không được khắc phục sớm.

2. Có tiếng “rè”, “rít” hoặc “hú” khi xe chạy

Âm thanh bất thường phát ra từ bánh sau, nơi đặt động cơ, là dấu hiệu cảnh báo rõ ràng:

Bạc đạn bị rỉ sét. Nguồn: Ảnh Internet
Bạc đạn bị rỉ sét. Nguồn: Ảnh Internet
  • Bạc đạn (vòng bi) bị khô dầu hoặc rỉ sét, làm tăng ma sát trong quá trình quay.
  • Vật lạ (bụi, cát, đá nhỏ) lọt vào trong khoang động cơ, gây cọ xát với các bộ phận quay.
  • Lõi động cơ bị lệch hoặc bánh răng mòn cũng có thể gây ra âm thanh lạ khi quay.

Nếu để lâu, tiếng kêu sẽ to hơn, và hỏng trục quay, làm xe không di chuyển được. Khi nghe thấy tiếng lạ, nên dừng xe và kiểm tra ngay.

3. Xe bị giật hoặc rung khi tăng ga

Khi vặn tay ga để tăng tốc mà xe giật nhẹ, không lên đều hoặc rung mạnh vì:

  • Dòng điện truyền từ bộ điều khiển xuống động cơ không ổn định, dẫn đến việc quay không đều.
  • Dây tín hiệu bị đứt, chập chờn, làm động cơ nhận sai tín hiệu tăng tốc.
  • Với một số loại động cơ sử dụng động cơ chổi than, khi chổi than mòn sẽ khiến tiếp xúc không ổn định, gây giật khi hoạt động.

Tình trạng này khiến xe khó kiểm soát tốc độ, dễ gây nguy hiểm khi đang di chuyển. Đặc biệt khi vượt xe hoặc đi trên đường đông.

Hướng dẫn kiểm tra động cơ xe điện tại nhà

Cần chuẩn bị trước khi kiểm tra động cơ xe điện?

Để đảm bảo quá trình kiểm tra an toàn và chính xác, bạn nên chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau:

  • Găng tay cách điện: đảm bảo an toàn khi thao tác với dây điện.
  • Khăn sạch và chổi nhỏ: giúp làm sạch bụi để nhìn rõ lỗi.
  • Bộ tua vít, kìm: hỗ trợ tháo/lắp khi cần.
  • Đồng hồ đo điện áp (nếu có): để kiểm tra dòng điện từ pin tới động cơ.
  • Không gian kiểm tra khô ráo, đủ ánh sáng

Lưu ý: Trước khi kiểm tra động cơ xe điện, hãy tắt xe hoàn toàn và rút chìa khóa để đảm bảo an toàn.

Kiểm tra động cơ xe điện tại nhà như thế nào?

Quan sát động cơ bên ngoài. Nguồn: Ảnh Internet
Quan sát động cơ bên ngoài. Nguồn: Ảnh Internet

Bước 1: Quan sát động cơ bên ngoài

Mục đích: Phát hiện các dấu hiệu vật lý bất thường ảnh hưởng đến hiệu suất và an toàn vận hành.

Cách thực hiện:

  • Kiểm tra vỏ động cơ xem có rỉ sét, móp méo, hoặc rò rỉ dầu không?
  • Quan sát các vít, bu lông xem có bị lỏng hoặc gãy không?

Cách xử lý:

  • Rỉ sét nhẹ hoặc bụi bẩn: Dùng khăn khô lau sạch, có thể bôi thêm lớp mỡ chống rỉ hoặc keo cách điện nếu cần.
  • Ốc vít lỏng: Dùng tua vít hoặc mỏ lết siết chặt lại. Nếu gãy vít hoặc lệch ren, nên thay mới hoặc nhờ thợ kỹ thuật can thiệp.

Bước 2: Nghe âm thanh động cơ khi khởi động

Mục đích: Nhận biết các dấu hiệu bên trong như kẹt trục, bạc đạn khô, lỗi cuộn dây.

Thực hiện:

  • Bật nguồn xe, không cần vặn ga
  • Lắng nghe xem động cơ có phát ra tiếng rít, hú, rè hay ù lớn không

Cách xử lý:

  • Tiếng rít hoặc hú nhẹ: Nên vệ sinh sơ bộ khu vực quanh bánh sau và động cơ bằng chổi mềm hoặc khăn khô.
  • Tiếng rè liên tục: Có thể nhỏ 1-2 giọt dầu chuyên dụng vào trục bánh sau (nếu dễ tiếp cận). Nếu không cải thiện, cần thay bạc đạn.
  • Tiếng ù lớn hoặc có mùi khét: Không nên tiếp tục sử dụng xe. Hãy ngắt điện và mang đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra sâu hơn.

Bước 3: Kiểm tra dây điện và đầu nối

Mục đích: Đảm bảo nguồn điện truyền ổn định từ pin đến động cơ. 

Quan sát dây điện và đầu nối. Nguồn: Ảnh Internet
Quan sát dây điện và đầu nối. Nguồn: Ảnh Internet

Thực hiện:

  • Kiểm tra tất cả các đầu nối của dây điện: Có bị oxy hóa, lỏng hay không?
  • Quan sát dây dẫn xem có cháy đen, đứt ngầm hay nứt không?
  • Nếu có đồng hồ đo điện, có thể đo thử điện áp đầu vào, đầu ra.

Cách xử lý:

  • Đầu nối bị lỏng hoặc oxy hóa nhẹ: Rút ra, vệ sinh đầu tiếp xúc bằng khăn khô hoặc bàn chải nhỏ, sau đó cắm lại chắc chắn.
  • Dây cháy nhẹ hoặc nứt vỏ: Có thể quấn lại bằng băng keo cách điện trong ngắn hạn. Tuy nhiên, nên thay dây sớm để tránh chập cháy.
  • Đứt dây hoặc chảy nhựa: Ngưng sử dụng và mang xe đến thợ chuyên sửa xe điện. Không nên nối dây thủ công nếu không có kỹ năng điện cơ.

Bước 4: Quay bánh sau bằng tay

Mục đích: Kiểm tra tình trạng cơ học của mô-tơ: Có kẹt, ma sát bất thường hay bị hỏng trục quay không.

Thực hiện:

  • Dựng chống giữa, nhấc bánh sau lên khỏi mặt đất
  • Dùng tay quay bánh đều, cảm nhận độ trơn tru và chú ý âm thanh.

Cách xử lý theo từng tình huống:

  • Bánh quay nhẹ, không tiếng lạ: Không có vấn đề cơ học.
  • Bánh quay nặng, bị khựng hoặc cạ:
    • Bạc đạn hỏng: Nên thay tại cửa hàng xe điện (chi phí thường thấp).
    • Có vật lạ kẹt trong trục: Dùng đèn pin soi và nhẹ nhàng lấy ra nếu có thể.
    • Nam châm hoặc cuộn dây bị lệch: Đây là lỗi nặng, vì thế bạn nên đưa đến trung tâm kỹ thuật chuyên sâu.

Bước 5: Kiểm tra phản hồi khi vặn tay ga

Mục đích: Đánh giá khả năng phản ứng của hệ thống điều khiển từ tay ga đến động cơ.

Vặn tay ga và theo dõi độ mượt. Nguồn: Ảnh Internet
Vặn tay ga và theo dõi độ mượt. Nguồn: Ảnh Internet

Thực hiện:

  • Bật nguồn xe, vặn nhẹ tay ga khi xe đang đứng yên
  • Quan sát độ mượt khi bánh sau quay, có bị giật hoặc trễ không.

Cách xử lý:

  • Phản hồi chậm hoặc bị giật: Có thể tay ga truyền tín hiệu không ổn định. Thử cắm lại giắc tay ga, hoặc thay tay ga nếu đã cũ.
  • Không có phản hồi: Kiểm tra lại dây tay ga và IC điều khiển. Nếu không xác định được lỗi, hãy mang đến nơi có máy đo tín hiệu để kiểm tra hệ thống điều khiển.
  • Bánh sau quay bất thường hoặc bị ngắt đột ngột khi tăng ga: Có thể cuộn dây bên trong động cơ đứt ngầm, hãy đem đến trung tâm sửa chữa để kiểm tra. 

Kết luận

Tự kiểm tra động cơ xe điện sẽ giúp chúng ta phát hiện sớm lỗi, xử lý kịp thời và giảm rủi ro khi sử dụng xe. Tuy nhiên, người dùng cần thao tác đúng cách và tuân thủ các nguyên tắc kỹ thuật cơ bản.

Bên cạnh tự kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ tại trung tâm uy tín như OKXE cũng rất quan trọng. Tại đây, đội ngũ kỹ thuật sẽ kiểm tra toàn diện, đảm bảo xe luôn vận hành ổn định. Việc chăm sóc đúng cách không chỉ kéo dài tuổi thọ động cơ, pin mà còn giúp bạn yên tâm trên mọi hành trình.

Thông tin liên hệ:

Xem thêm: Làm sao để đảm bảo an toàn sử dụng xe máy điện tại nhà?

Xem thêm: Sạc xe điện có tự ngắt không? Cách hoạt động và mẹo sạc an toàn

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan