Trang ChủAn toàn giao thôngLỗi Bỏ Chạy Phạt Bao Nhiêu | Đừng Bỏ Qua Quy Định...

Lỗi Bỏ Chạy Phạt Bao Nhiêu | Đừng Bỏ Qua Quy Định Mới Nhất

Hiện nay, với nhiều người điều khiển phương tiện khi bị CSGT bắt lỗi hoặc kêu vào kiểm tra hành chính sẽ có ý định bỏ chạy. Tuy nhiên, đây là điều thực sự đáng lên án và không nên thực hiện ở bất cứ tình huống nào.

Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu để biết nó không hề thấp với quy định hiện hành. Do đó, hãy để OKXE giúp cho tất cả thành viên có thể nắm rõ những cách xử lý và chi phí đóng phạt mới nhất sau đây.

Cập nhật nhanh lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

Cập nhật nhanh lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu
Cập nhật nhanh lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu

Để giúp cho tất cả mọi người không mất nhiều thời gian khi tìm hiểu về quy định lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu, hãy xem nhanh qua bảng tóm tắt như sau:

Loại phương tiện Hình thức phạt
Tiền Bổ sung
Ô tô và xe tương đương 18.000.000 – 20.000.000 Trừ 4 điểm GPLX
20.000.000 – 22.000.000
(gây tai nạn giao thông)
Trừ 10 điểm GPLX
Mô tô, xe gắn máy và tương tự 4.000.000 – 6.000.000 Trừ 4 điểm GPLX
10.000.000 – 14.000.000
(gây tai nạn giao thông)
Trừ 10 điểm GPLX
Xe máy chuyên dụng 6.000.000 – 8.000.000
14.000.000 – 16.000.000
(gây tai nạn giao thông)
Xe đạp, đạp máy và thô sơ 150.000 – 250.000
400.000 – 600.000
(gây tai nạn giao thông)
Đi bộ 150.000 – 250.000

Khi nào CSGT được yêu cầu dừng phương tiện?

Khi nào CSGT được yêu cầu dừng phương tiện?
Khi nào CSGT được yêu cầu dừng phương tiện?

Bên cạnh việc tìm hiểu lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu, thì mọi người cũng cần biết việc CSGT dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát đều phải thực hiện theo các qui định pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh xã hội.

Lực lượng chức năng được quyền dừng xe đối với các trường hợp sau theo Điều 66 Luật Trật tự, an toàn đường bộ 2024:

  • Phát hiện/có cơ sở xác minh hành vi vi phạm: CSGT có thẩm quyền dừng phương tiện để kiểm tra, xử phạt theo đúng thẩm quyền nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật trật tự, an toàn giao thông hoặc các trường hợp vi phạm pháp luật khác.
  • Có kế hoạch tuần tra/kiểm soát từ trước: Việc dừng xe trong một vài trường hợp là cần thiết nhằm thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát để xác định và ngăn ngừa các hành vi vi phạm mà chỉ có thể xác định bằng việc dừng xe.
  • Phục vụ công tác đảm bảo an ninh: Việc dừng phương tiện có thể được thực hiện nhằm phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống khủng bố, bảo vệ an ninh trật tự hoặc đối phó với các trường hợp cấp bách về thiên tai, dịch bệnh, tìm kiếm cứu nạn, thảm hoạ…
  • Có trình báo từ cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân: CSGT có thể thực hiện dừng phương tiện để kiểm tra và xác minh thông tin đối với trường hợp tiếp nhận được thông tin, kiến nghị hoặc tố cáo từ phía cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan tội phạm hoặc vi phạm pháp luật…

Như thế nào được tính là hiệu lệnh dừng của CSGT?

Như thế nào được tính là hiệu lệnh dừng của CSGT?
Như thế nào được tính là hiệu lệnh dừng của CSGT?

Sau khi biết lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu, người điều khiển cần nắm vững hiệu lệnh dừng xe của Cảnh sát giao thông không những giúp thành viên thực hiện đúng luật mà còn bảo đảm an toàn cho bản thân cùng mọi người chung quanh.

Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 73/2024/TT-BCA, hiệu lệnh dừng phương tiện được thực hiện bằng một hoặc phối hợp các tín hiệu sau:

  • Tín hiệu dừng: Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu điều khiển của phương tiện tuần tra, kiểm soát. Các tín hiệu khác theo quy định của Chính phủ thì gọi là cờ hiệu, cọc tiêu, rào chắn bảo vệ.
  • Các chốt kiểm soát: Tại vị trí an toàn, CSGT sẽ đứng nghiêm, hướng về phía phương tiện, tay trái nắm gậy chỉ huy giao thông chỉ vào xe cần kiểm soát, tay phải bấm hồi còi liên tục để ra hiệu lệnh.
  • Đang đi tuần tra: CSGT giơ gậy chỉ huy lên, sau đó đưa lên đường theo chiều ngang vuông góc với mặt đất. Đồng thời, dùng còi, loa phát tín hiệu khẩn cấp nhằm yêu cầu người điều khiển phương tiện dừng ở vị trí an toàn.

Lỗi bỏ chạy được tính là lỗi chống đối hay không chấp hành?

Điều quan trọng không kém lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu, chính là xác định tình huống này là chống người thi hành công vụ hay không chấp hành. Theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, chúng ta sẽ thấy được:

  • Tội cản trở người thi hành công vụ được xác định khi một người sử dụng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc các hình thức khác để ngăn cản người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện hành vi trái pháp luật.
  • Trong khi đó, việc bỏ chạy khi CSGT ra lệnh dừng phương tiện chỉ bắt nguồn từ tâm lí trốn tránh việc kiểm soát, xử phạt vi phạm, mà không có động cơ chống đối, cản trở hoặc dùng vũ lực chống đối lực lượng chức năng. Do đó, việc bỏ chạy không bị coi là chống đối người thi hành công vụ theo quy định pháp luật hiện hành.

Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện phải chú ý việc không tuân thủ hiệu lệnh của CSGT là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Hơn nữa, việc bỏ chạy còn rất nguy hiểm đối với bản thân và những bất cứ ai tham gia giao thông xung quanh.

Lời kết

Qua bài viết, mọi người không còn phải thắc mắc quá nhiều về câu hỏi lỗi bỏ chạy phạt bao nhiêu. Nếu vẫn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy nhanh chóng liên hệ ngay đến OKXE để được giải đáp cụ thể nhất.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan