Trang ChủKỹ thuật xeĐèn Passing - Hiểu như nào cho đúng?

Đèn Passing – Hiểu như nào cho đúng?

Đèn Passing hay còn gọi là đá đèn pha. Chúng có công dụng là xin vượt hoặc báo nhường đường cho xe chạy phía trước hoặc ngược chiều. Tuy nhiên, nếu bạn không sử dụng đèn này không đúng cách có thể gây khó chịu đối với những xe khác như khiến người chạy đối diện loá mắt hay người chạy phía trước không thể quan sát được gương chiếu hậu.  

Tổng quan về đèn Passing

Đèn Passing là gì?

Đèn Passing là gì?

Đèn Passing hay còn được biết đến với cái tên thân thuộc hơn đó là “đá đèn pha”. Đây là hành động nháy đèn pha sang đèn cốt một cách liên tục. Khi đèn đang mở hoặc mở tắt đèn liên tục khi đèn đang tắt. Chính vì cách thức hoạt động này mà nút Passing thường được lắp tích hợp ở công tắc mở pha-cố. Hoặc ở cùm công tắc bên trái cho thuận tay. Đấy là đối với những mẫu được trang bị sẵn nút Passing. Còn đối với xe độ thì các bạn thích đặt đâu thì đặt, thuận tay là được.

Công dụng của đèn Passing

Đèn Passing có công dụng cụ thể như sau:

  • Xin vượt xe chạy ở phía trước.
  • Xin xe chạy phía trước hoặc xe xe chạy ở phía đối diện nhường đường cho xe mình.
  • Người chạy phía sau báo hiệu cho những người chạy ở phía trước mỗi khi chạy xe theo đoàn.
  • Chào hỏi nhau khi đi ngược chiều vào ban ngày khi tay đang bận lái xe.
  • Đèn Passing còn là một công dụng khá đặc biệt khác nữa là “ngầm” hỏi phía có công an giao thông hay không.

Đèn Passing có công dụng gì?
  • Nháy Passing còn có một công dụng khác khi chạy vào ban đêm đó là nhắc nhở những người chạy đối diện tắt đèn chiếu xa đi. Cụ thể, khi tham gia lưu thông vào ban đêm, nếu là người tôn trọng luật, lịch sự và có văn hoá giao thông thì người điều khiển thường hay sử dụng đèn chiếu gần thay vì đèn chiếu xa. Nếu chẳng may có vô ý sử dụng đèn chiếu xa thì sau khi thấy xe đối diện sử dụng đèn Passing thì họ sẽ chuyển sang đèn chiếu gần. Tuy nhiên, có khá nhiều người lại cố tình bật đèn chiếu xa mỗi khi tham gia giao thông vào ban đêm. Dù đã được nhắc nhở những người này không để tâm và vẫn để nguyên đèn chiếu xa. Điều này khiến người chạy ngược chiều khó quan sát và cực kỳ nguy hiểm. Đọc đến đây có lẽ các bạn vẫn chưa hiểu tại sao đèn chiếu xa lại gây nguy hiểm. Theo tìm hiểu, đèn chiếu xa có tầm chiếu cao hơn nên có thể dễ dàng chiếu vào mắt người đối diện. Đối với những điểm ánh sáng mạnh như đèn xe sẽ khiến mắt người bị đau nhức và bị mù tạm thời. Đến đây chắc bạn đã biết đèn chiếu xa nguy hiểm như thế nào rồi đúng không.

Hiểu thế nào cho đúng về đèn Passing?

Đèn pha Passing dùng để vượt

Khi tham gia giao thông ở Việt Nam, việc sử dụng còi là điều tất yếu. Bởi lẽ với tình trạng giao thông tắc nghẽn như hiện nay mà không sử dụng còi. Thì chắc chắn các bạn sẽ không thể vượt được.

Tuy nhiên nếu gặp những chiếc ô tô được cách âm tốt thì dù bạn có còi bao nhiêu tiếng hay tiếng còi to ra sao thì người lái xe ô tô cũng rất khó có thể nghe thấy, còn chưa kể đến việc hỗn tạp của nhiều loại âm thanh khác nhau nữa.

Những lúc như vậy, đèn Passing là được coi là “cứu tinh”. Trên các mẫu xe máy hiện đại thì nhiều hãng sản xuất đã trang bị sẵn nút Passing ở công tắc chỉnh đèn cốt và đèn pha. Mỗi khi đèn Passing loé sáng thì những người tài xế sẽ nhìn thấy trên gương chiếu hậu và sẽ nhận ra có xe đi phía sau đang xin vượt.

Đèn pha có thể vừa dùng để chiếu sáng thông thường vừa dùng để làm đèn Passing.

Theo Okxe tìm hiểu, những quốc gia khác như Pháp, Hà Lan, Đức… Thì mọi người khi tham gia giao thông chỉ sử dụng khi muốn vượt. Thậm chí, nếu đang chạy trên đường quốc lộ và chạy tốc độ cao hơn xe chạy phía trước đồng thời bật xi nhan trái là xe trước đã biết ý là xe phía sau xin vượt và nhường đường cho xe chạy phía sau mà không cần dùng đến đèn pha.

Đèn xin nhường đường

Nếu thường xuyên phải đi lại thì có lẽ các bạn sẽ không còn cảm thấy quá mới lạ với tình trạng khi đi vào đường hẹp có vật cản ở phía trước hay xe chạy ngược chiều hay nháy pha về phía bạn.

Ở tại một số nước châu Âu, người dân đều có một quy ước mỗi khi tham gia giao thông đó là khi một xe nháy đèn pha nghĩa là họ đang có ý muốn nhường đường cho những xe khác. Ví dụ nếu đường hẹp và có vật cản ở giữa, một trong hai xe chạy ngược chiều, xe nào nháy đèn pha trước nghĩa là xe đó sẽ đứng lại để nhường đường cho xe còn lại đi trước.

Tuy nhiên ở Việt Nam thì ý nghĩa nháy đèn lại hoàn toàn ngược lại. Một nguyên nhân có thể kể đến đó là hầu như không có bất kỳ một trung tâm dạy lái xe nào dạy cách sử dụng đèn pha nhường và xin nhường như thế nào cho đúng. Một nguyên nhân khác đó là văn hoá giao thông tại Việt Nam đó là mạnh ai nấy đi. Vì vậy mọi người thường hiểu ngầm với nhau rằng nháy đèn nghĩa là xin đi trước. Cũng lấy ví dụ trên, tuy nhiên, lúc này xe nào nháy đèn trước nghĩa là xe đó muốn xe còn lại nhường đường để có thể đi trước.

Đèn Passing được dùng để xin nhường đường

Có một câu hỏi được đặt ra trong trường hợp này đó là: “nếu cả hai xe đều nháy đèn xin nhường đường thì sao?” Lúc này cả hai xe đều phải chủ động quyết định nên nhường hay nên vượt. Việc quyết định này dựa vào những yếu tố như sau:

  • Vật cản nằm ở phần đường phía mình nhiều hơn hay phía kia nhiều hơn. Nếu phía bên mình nhiều hơn thì các bạn nên nhường đường cho xe đối diện đi trước. Ngược lại nếu phía bên kia nhiều hơn thì các bạn đi trước.
  • Trường hợp vật cản nằm ở giữa đường. Thì các bạn chú ý xem khoảng cách giữa 2 xe đến vật cản. Xe nào xa hơn thì nhường cho xe gần hơn đi trước.
  • Nếu như thấy phía đối diện có quá nhiều phương tiện lưu thông khiến tắc nghẽn. Thì các bạn nên nhường cho phía đối diện đi trước để giải tỏa ách tắc giao thông.
Bên cạnh việc gặp vật cản, đèn xin nhường đường còn được sử dụng trong các trường hợp như:
  • Đoạn đường lưu thông khó khăn như đường nhỏ đoạn giao cắt và có xe muốn đi ra ngoài. Nếu xe ở ngoài đường to muốn nhường đường thì có thể dừng xe và nháy đèn nhường đường để xe đối diện nhận biết và rẽ ra ngoài.
  • Trường hợp tương tự khi xe ở ngã tư muốn rẽ trái và cắt ngang đoàn xe đang đi thẳng. Đoàn xe đang đi thẳng nếu muốn nhường cho xe có ý định rẽ trái đi trước thì nháy đèn báo để xe kia đi trước.

Như vậy có thể hiểu rằng, đèn Passing vừa có thể sử dụng để xin vượt cũng vừa có thể sử dụng để nhường đường. Khi lái xe biết cách sử dụng hợp lý. Có thể giúp tiết kiệm thời gian hơn mỗi khi tham gia giao thông. Đồng thời nó góp phần xây dựng văn hoá giao thông tốt đẹp hợp, đặc biệt sẽ giảm được những va chạm giao thông không đáng có khi mạnh ai nấy đi như hiện nay.

Trên đây là những thông tin về đèn Passing mà Okxe muốn cung cấp đến cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin ít ỏi này. Các bạn đã hiểu rõ hơn về đèn Passing và có cách sử dụng đèn Passing cho hợp lý. Chúc các bạn lái xe an toàn!

 

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan