Trang ChủKỹ thuật xeHệ thống kiểm soát lực kéo có cần thiết cho xe máy?

Hệ thống kiểm soát lực kéo có cần thiết cho xe máy?

Cùng với phanh ABS, hệ thống kiểm soát lực kéo dần trở thành tính năng an toàn không thể thiếu trên các mẫu xe tay ga cao cấp. Hệ thống này có thật sự an toàn hay chỉ là lời quảng cáo.

Không được nhiều người tiêu dùng biết đến nhưng hệ thống kiểm soát lực kéo đang dần phổ biến trên xe máy. Trên xe mô tô, tính năng này gần như là mặc định trên các dòng trên 600 cc. Và các mẫu xe tay ga cao cấp. Vậy, hệ thống kiểm soát lực kéo là gì, hỗ trợ như thế nào cho xe máy?

Hệ thống kiểm soát lực kéo là gì?

Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control System – TCS) được xem là một hệ thống an toàn với chức năng chính là đảm bảo độ bám đường, hạn chế trượt bánh khi đi trên đường trơn trượt, vào cua hoặc tăng tốc đột ngột.

Hệ thống kiểm soát lực kéo thường được ký hiệu bởi chữ T.

TCS thường được trang bị cho xe có phanh ABS. Hai hệ thống này đều giúp xe đảm bảo độ bám đường nhưng ABS có tác dụng trên bánh xe còn TCS can thiệp bằng lực kéo của động cơ. 

Bên cạnh đó, TCS còn sử dụng chung cảm biến của phanh ABS để phát hiện bánh xe có đang bị trượt hay không. Qua đó gửi tín hiệu về ECU để can thiệp vào động cơ.

Cấu tạo của hệ thống kiểm soát lực kéo

Các hãng xe có tên gọi riêng cho hệ thống kiểm soát: HSTC với Honda hay Piaggio gọi là ASR. Dù tên gọi khác nhau, TCS của các hãng đều có cùng cấu tạo và nguyên lý hoạt động.

Dù được gọi tên khác nhau, hệ thống kiểm soát lực kéo trên xe máy có cấu tạo tương đối giống nhau.

Cấu tạo chung của hệ thống TCS gồm cảm biến tốc độ lắp trên 2 bánh (dùng chung với ABS). ECU (một số xe có hệ thống ECU riêng cho TCS). Dây cáp kết nối với van điều khiển lực kéo tự động (ATC).

Nguyên lý hoạt động 

Về nguyên lý, hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng chung các cảm biến tốc độ với phanh ABS được lắp trên 2 bánh xe để theo dõi tốc độ. Tốc độ của mỗi bánh xe sẽ được truyền đến bộ điều khiển điện tử ECU. 

Một số mẫu xe cho tùy chỉnh độ can thiệp của TCS.

Nếu phát hiện tốc độ quay của 2 bánh khác nhau, ECU sẽ can thiệp vào hệ thống ga bằng cách tăng/giảm ga, hãm tia đánh lửa hoặc ngắt vòi phun nhiên liệu. Từ đó, lực mô-men xoắn từ động cơ truyền xuống vị trí tương ứng sẽ giảm đi, giúp xe lấy lại trạng thái ổn định và hạn chế hiện tượng trượt ngang ảnh hưởng đến an toàn của người lái.

Thật ra, nguyên lý hoạt động của hệ thống kiểm soát lực kéo đã được áp dụng từ lâu trên xe số. Đối với các biker lâu năm. Họ thường tận dụng lực ghì lại của động cơ khi trả số như lực phanh thứ 3. Bên cạnh hệ thống phanh ở 2 bánh. Tuy nhiên, phanh động cơ thật sự hữu ích với xe số, đặc biệt là xe côn tay. 

Động cơ xe tay ga không chia theo cấp số nên lực phanh động cơ khá yếu, không đủ để can thiệp vào xe khi cần thiết. Do đó, các nhà sản xuất đã trang bị cho xe tay ga hệ thống kiểm soát lực kéo để hỗ trợ người lái.

Ưu và nhược điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo

Ưu điểm

Ưu điểm của hệ thống kiểm soát lực kéo đã được nói khá nhiều ở các phần trên. Chung quy, hệ thống TCS có tác dụng giúp chủ xe có thể kiểm soát tốt hơn trong các tình huống cần thiết như mưa, đường cát hoặc đường trơn trượt. Qua đó, nguy cơ tai nạn cũng được giảm đáng kể.

Cùng với phanh ABS, TCS tạo thành hệ thống hỗ trợ lái an toàn tiên tiến nhất hiện nay cho xe máy. Đó là lý do mà hầu hết các mẫu xe tay ga cao cấp như Honda SH, ADV 160, Piaggio. Hay Vespa đều được trang bị hệ thống kiểm soát lực kéo.

Nhược điểm

Nhược điểm duy nhất của TCS có lẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Vì vậy, hệ thống này chỉ xuất hiện trên các mẫu xe tay ga cao cấp. Sản phẩm mà người dùng không quá bận tâm về giá.

Nhìn chung, TCS là hệ thống an toàn chủ động cần thiết cho xe máy để tăng tính an toàn khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, hệ thống TCS chỉ dừng ở mức hỗ trợ. Bản thân chủ xe không nên chủ quan, ỷ lại mà vẫn phải lái xe cẩn thận.

Bài viết mới nhất

ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn!
Vui lòng nhập họ và tên của bạn vào đây

Bài viết liên quan